Thời điểm từ bột ăn dặm ngọt chuyển sang ăn bột mặn ăn dặm đánh dấu bước phát triển mới của trẻ. Vậy mẹ nên bắt đầu như thế nào để trẻ có thể nhanh chóng làm quen với thức ăn mới này ngoài sữa?
Cách ăn dặm của bé
Khi được 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt và chưa hoàn thiện. Do đó bạn không nên cho bé ăn các ăn thức ăn rắn hoặc đặc. Hãy bắt đầu quá trình ăn dặm bằng những loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, xay nhuyễn để bé nhai ít và dễ nuốt.
Bột ngọt cho bé ăn dặm được làm từ bột gạo đã được nghiền sau đó lọc thật mịn, pha loãng với nước rồi nấu lên. Những tháng tuổi tiếp theo mẹ có thể nấu tăng dần độ đặc, độ thô từ từ cho phù hợp với khả năng ăn của trẻ. Bột ăn dặm ngọt cho bé, mẹ có thể bỏ thêm các loại rau củ khác luộc chín và nghiền nát hoặc pha bột với nước ép bí đỏ, khoai tây, cà rốt, rau xanh, khoai lang và trái cây…
Khi chuyển sang bột ăn dặm mặn thì mẹ cho bé ăn thêm thịt nạc, tôm, trứng, cá, … để bé tiếp nhận các thức ăn mới khác nhau. Nguyên tắc ăn dặm cho bé: bắt đầu từ loãng tới đặc, từ ít đến nhiều.
Khi cho bé ăn dặm hãy cố gắng thay đổi thực đơn đồng thời kết hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nhất cho bé. Hơn nữa làm như vậy để trẻ không bị ngán khi ăn.
Các mẹ nên theo dõi khả năng tiêu hóa và các nguy cơ dị ứng của bé với thức ăn mới.
Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm 2 bữa/ngày, bên cạnh đó bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá cùng một lúc.
Trẻ 7 tháng tuổi mẹ nên cho ăn các thực phẩm giàu protein như thịt bò, trứng, cá thịt đỏ, …
Thời gian hai bữa ăn dặm cần cách xa nhau để tạo thành thói quen ăn uống cho bé.