Bột mặn ăn dặm và bột ngọt ăn dặm đều là những loại bột cơ bản cho bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên giữa 2 loại bột này có nhiều đặc điểm khác biệt mẹ cần lưu ý trước khi nấu cho bé.

Đặc điểm của bột ăn dặm

Bột ăn dặm mặn và ngọt đều giống nhau về thành phần dinh dưỡng, trong đó cung cấp đủ 4 dưỡng chất chính đó là:

Tinh bột.

Đạm.

Chất xơ.

Các vitamin và khoáng chất.

Sự khác biệt ở đây là thành phần đạm.

Với bột ăn dặm ngọt thì chất đạm có trong bột nguồn gốc từ sữa, kết hợp cùng rau củ, trái cây và gạo từ đó tạo thành món ăn hoàn chỉnh cho bé.

Bột ăn dặm ngọt được nấu với rau củ

Còn bột ăn dặm mặn cho bé có nguồn gốc từ đạm động vật như thịt, cá, tôm, cua, lươn… kết hợp các thành phần khác tổng hợp lại cho bé.

Bột ngọt cho bé ăn dặm thường được sử dụng đầu tiên để bé làm quen với ăn dặm vì có thành phần từ sữa, nhưng nếu ăn nhiều bé rất nhanh ngán.

Bột mặn ăn dặm có hương vị đa dạng, kích thích vị giác tốt hơn.

Do đó tùy theo khẩu vị của bé mà mẹ chọn loại bột cho phù hợp.

Với bé ăn dặm từ 5-6 tháng tuổi: tốt hơn mẹ nên chọn loại bột ngọt để ăn dặm, hương thơm tự nhiên gần với sữa mẹ để bé không bị lạ lẫm và dễ dàng ăn hơn.

Kết hợp 2 loại bột mặn và ngọt cho bé

Với bé ăn dặm từ 7-8 tháng tuổi thì mẹ nên kết hợp 2 loại bột mặn và ngọt xen kẽ trong thực đơn để hỗ trợ cho sự phát triển của bé cũng như cho bé ăn ngon miệng hơn.

Cách nấu bột mặn cho bé

Đầu tiên mẹ nên chọn nguyên liệu tươi sống từ thịt, tôm, cá… sơ chế sạch sẽ, xay nhuyễn và nấu chín.

Nên nấu ở dạng sệt không quá loãng. Bé càng lớn thì bột càng đặc dần.

Còn khi nấu bột ngọt cho bé thì thành phần rau củ cần phải được nấu chín sau đó mới đem đi xay nhuyễn trước khi trộn với bột gạo.

Với bột làm sẵn thì để nấu không vón cục, mẹ nên khuấy bột với 1 chút nước lạnh trước cho bột tan hết. Tiếp theo mới bắc lên bếp đun trong lửa nhỏ đến khi sôi sủi tăm thì trộn với rau củ đã xay nhuyễn thành hỗn hợp.

Leave a comment

Your email address will not be published.