Nhiều nơi trên thế giới sử dụng mô hình tháp dinh dưỡng để thể hiện nhu cầu các nhóm thực phẩm nào cần bổ sung nhiều và nhóm thực phẩm nên hạn chế theo từng giai đoạn phát triển của con con người. Vậy ý nghĩa của tháp dinh dưỡng là gì, cùng sữa Nan Nga giải đáp nhé!

Tháp dinh dưỡng là gì?

Tháp dinh dưỡng tiếng anh còn gọi là Food pyramid. Đây là một mô hình ăn uống được các chuyên gia dinh dưỡng dựng lên để hướng dẫn 1 đối tượng thiết lập khẩu phần ăn uống vừa đủ và tốt nhất cho cơ thể, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng.

Tháp dinh dưỡng thể hiện lượng thực phẩm tiêu thụ cần thiết. Tháp dinh dưỡng áp dụng cho nhiều đối tượng, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành tới người cao tuổi.

Tháp thức ăn dinh dưỡng có cấu trúc giống kim tự tháp với phần đáy rộng nhất thể hiện nhóm thực phẩm cần thiết nhất cho cơ thể, sau đó sẽ lên cao dần tương ứng với hẹp dần cho tới phần chóp thể hiện những nhóm thực phẩm nên ăn vừa và hạn chế ăn.

Thông thường, tháp dinh dưỡng sẽ được chia thành 5 hoặc 6 tầng, tương ứng với 5 hoặc 6 nhóm thực phẩm cần bổ sung cho cơ thể. Bao gồm: Nhóm tinh bột, nhóm rau củ, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, đồ ngọt, muối. Các nhóm chất này có thể tìm thấy riêng ở chiều nguyên liệu hoặc nếu không có thời gian chế biến thì sữa Nan Nga cũng là một phương án thay thế tốt cho bé. Mẹ nên tham khảo nhiều nguổn để được giải đáp sữa Nan Nga giá bao nhiêu nhé

Nhóm tinh bột

Nhóm giàu tinh bột hay còn gọi là nhóm carbohydrate giúp cung cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất và chất xơ cho con người. Nhóm này thường ít béo và ít cholesterol. Cơ thể con người cần có tinh bột để có đủ năng lượng vui chơi, làm việc cả ngày. Các thực phẩm giàu tinh bột bao gồm: gạo, khoai, ngô, các sản phẩm từ gạo như mì, bún, bánh mì,…ngoài ra còn có ngũ cốc nguyên hạt.

Một số loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột (carbohydrate)

Nhóm rau củ quả

Nhóm rau củ quả là nhóm xếp ở phần thứ 2 trên đáy tháp giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Với vị trí thứ 2 của tháp dinh dưỡng cho thấy nhóm rau củ quả rất cần thiết cho cơ thể, con người nên ăn nhiều. Ngoài ăn rau xanh, nên ăn cả trái cây tươi, bởi trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng đa dạng mà không cần phải chế biến. Các vitamin này cũng có thể được tìm thấy trong sữa Nan của Nga nếu mẹ không có thời gian chế biến đồ ăn nhé.

Nhóm thực phẩm bổ sung đạm, các sản phẩm từ sữa hoặc sữa như sữa Nan Nga

Nhóm thực phẩm bổ sung đạm xếp thứ 3 của tháp dinh dưỡng, trên nhóm rau củ và tinh bột. Bổ sung đạm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Thực phẩm giàu đạm, protein có thể kể đến như thịt, cá trứng, hải sản,… tuy nhiên theo khuyến cáo, mỗi ngày 1 người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 150g đến 210g thịt. Các sản phẩm làm từ sữa như bơ, phomai, sữa chua,… giúp cung cấp canxi, vitamin B2 cho cơ thể. Ở độ tuổi dưới 6, trẻ em nào cũng nên uống tối thiểu 1 cốc Nan Nga hoặc theo liều lượng trên hộp 1 ngày, đặc biệt với bé đang trong độ tuổi phát triển sẽ giúp trẻ phát triển tối đa về chiều cao, cân nặng.

Trong sữa có nhiều chất béo, nên có thể lựa chọn sữa nguyên kem, ít kem hay sữa ít béo, tách béo để uống tùy theo tình trạng sức khỏe bản thân. Với người trưởng thành và người cao tuổi nên chọn chữa ít béo, ít kem vì còn tiêu thụ các thực phẩm khác, tránh bị thừa cân.

Nhóm chất béo

Nhóm chất béo nằm ở gần đỉnh tháp, thể hiện đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế ăn. Chất béo cung cấp dung môi giúp hòa tan các vitamin như A, D, E, K giúp cơ thể dễ hấp thụ chất.

Nên dùng chất béo lành mạnh và tốt cho cơ thể như dùng dầu làm từ thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu gấc,… trong chế biến. Tuy nhiên cơ thể cũng chỉ cần một lượng nhỏ nhóm chất này để hỗ trợ tim mạch và não, vì vậy không nên dùng quá nhiều. Hạn chế ăn đồ chiên bằng dầu động vật, nội tạng động vật

Nhóm muối, đường

Nhóm muối đường nằm ở phần chóp của tháp dinh dưỡng, thể hiện đây là nhóm thực phẩm hạn chế nhất có thể trong khẩu phần ăn.

Leave a comment

Your email address will not be published.