Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách pha bột ăn dặm không bị vón cục và tìm hiểu xem Nan Nga hay Nan Việt tốt hơn cho bé trong quá trình ăn dặm nhé!

Hướng dẫn pha bột ăn dặm không bị vón cục

Bước đầu tiên mẹ cần chú ý về cách pha bột ăn dặm không bị vón cục là lượng bột của bé. Tùy thuộc vào tháng tuổi và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của mỗi bé, lượng bột bé ăn khác nhau. Bé sẽ phát triển tốt về mặt thể chất lẫn trí tuệ nếu mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Những mẹ đang có con ở độ tuổi ăn dặm, có thể áp dụng cách pha bột ăn dặm không bị vón cục sau: 

  • Bước 1: Đun sôi nước trong thời gian khoảng 5 phút.
  • Bước 2: Để nước nguội ở mức 40 – 50 độ C để pha bột.
  • Bước 3: Tùy vào tháng tuổi của bé mà pha theo tỉ lệ và nhu cầu dinh dưỡng thực tế.
  • Bước 4: Khuấy đều tay cho đến khi bột tan hoàn toàn và đợi khoảng 1 phút để bột chín đều và sánh mịn.
  • Bước 5: Trước khi cho bé ăn, mẹ nên kiểm tra độ nóng của bột.

Đối với các bé 6 tháng tuổi, lượng bột ăn dặm thông thường ước tính cho một bé sau khi đã pha là 180g. Có thể tính được công thức cần pha sẽ bao gồm 45g bột ăn cùng 135ml nước đun sôi để nguội ở nhiệt 40 – 50 độ C.

Còn với các bé 8 tháng tuổi, lượng bột trung bình là 200g. Lúc này ta có công thức bột ăn dặm sẽ là 50g bột ăn dặm, pha cùng 150ml nước đun sôi để nguội ở mức 40 – 50 độ C. 

Bảng định lượng pha bột ăn dặm cho bé theo đúng tỉ lệ 

Tháng tuổiLượng bột dùng để pha (g)Lượng nước (ml)Nhiệt độ nước (độ C)Lượng bột đã pha (g)
Từ 4 tháng tuổi40 (3 – 4 thìa)12040 – 50160
Từ 6 tháng tuổi45 (4 thìa đầy)13540 – 50180
Từ 8 tháng tuổi50 (4 – 5 thìa)15040 – 50200

Để bé có thể ăn ngon miệng và dễ dàng, mẹ không cần quá tuân thủ việc áp dụng theo công thức pha bột. Hoàn toàn có thể tự mình điều chỉnh cách pha bột ăn dặm không bị vón cục theo nhu cầu và sở thích của bé.

Lượng bột ăn dặm sau khi điều chỉnh theo cách của mẹ cần đảm bảo không quá loãng hay quá đặc. Vì nếu bột quá loãng bé sẽ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng cần thiết, còn nếu bột quá đặc thì rất dễ có tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu, táo bón.

Nan Nga hay Nan Việt tốt hơn? Cách pha bột ăn dặm không vón cục

Bổ sung Nan Nga và Việt cho bé ăn dặm 

Ngoài việc cho bé ăn dặm bằng bột, mẹ hãy tiếp tục duy trì thói quen cho bé uống sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức). Để biết được Nan Nga và Việt có phù hợp và là loại sữa công thức dinh dưỡng, chất lượng cao cho bé sử dụng trong quá trình ăn dặm hay không, mẹ hãy cùng tìm hiểu qua về một số đặc điểm của dòng sữa này nhé! Nan Nga và Nan Việt được nghiên cứu và bổ sung các loại dưỡng chất quý giá giúp bé có được sự phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ. Nan Nga và Việt nổi bật với các công dụng như:

– Hỗ trợ tốt nhất hệ tiêu hóa non nớt của bé: Nan có chứa vi khuẩn Bifidobacteria là một loại khuẩn sống probiotic có trong sữa mẹ có tác dụng duy trì một hệ vi sinh khỏe mạnh cho đường ruột, từ đó giúp bé hấp thu và tiêu hóa tốt.

– Giúp bé tăng cân đều: Đặc điểm chung của các bé dùng Nan đó là bé tăng cân đều, không tăng cân nhanh và đột ngột như những bé dùng các loại sữa khác.

– Giúp bé phát triển tốt: Các dưỡng chất không thể không kể tới là các loại vitamin (A, B, C, D, K, E), các vi chất như (canxi, sắt, natri, optipro protein…), DHA, ARA,… bổ sung với hàm lượng cân bằng tốt cho cơ thể.

Vậy Nan Nga khác Nan Việt như thế nào? Thực ra về mặt công thức, cả hai sản phẩm này đều khá tương đồng nhau và không thay đổi nhiều trong công thức dinh dưỡng. Nan Nga và Việt chỉ khác nhau chủ yếu ở giá thành sản phẩm, nơi nhập khẩu và phân phối cũng như bao bì sản phẩm. Đó cũng là gợi ý để trả lời câu hỏi Nan Nga và Nan Việt cái nào tốt hơn? Cả Nan Nga và Việt đều hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của mẹ về 1 dòng sữa giúp trẻ phát triển toàn diện do đó, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn cả 2 loại cho bé trong quá trình ăn dặm mà không cần phải lo lắng về sự chệnh lệch chất lượng đâu nhé!

Leave a comment

Your email address will not be published.